Chiến lược thương hiệu - Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

Nhắc đến thương hiệu là nhắc đến câu chuyện kể dài dòng nhưng đầy hấp dẫn của doanh nghiệp. Có thương hiệu mới có doanh nghiệp. Nhưng có doanh nghiệp chưa chắc đã có thương hiệu. Điều đó lý giải vì sao doanh nghiệp nào cũng “liều mạng” với các chiến lược thương hiệu. 

Vậy chiến lược thương hiệu là gì? Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu để xây dựng chiến lược thương hiệu thành công? Cùng khám phá câu trả lời xung quanh đề tài này trong bài viết hôm nay của Goldidea nhé!
 

1. Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) là gì?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm về thương hiệu, chúng ta cần hiểu thương hiệu là gì trước đã. Từ khóa "Thương hiệu" có lẽ không còn xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta.

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta hay nghe đến thương hiệu rất nhiều, nhắc đến một sản phẩm nổi tiếng người ta hay nói rằng: "sản phẩm đó rất có thương hiệu" hay "bạn đang dùng sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu". Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, "thương hiệu" là gì không?

Khái niệm thương hiệu đã có từ lâu và cho đến nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về vấn đề này. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì:

Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.

Hiểu một các đơn giản nhất thì thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người có khi họ nghĩ về một công ty hoặc một sản phẩm.
 

chiến lược thương hiệu


Khái niệm về chiến lược thương hiệu theo đó được hiểu là một bản kế hoạch dài hạn gồm tập hợp nguyên tắc và định hướng được nghiên cứu và lập ra nhằm dẫn dắt các hoạt động của doanh nghiệp để xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh trên thị trường. Chiến lược thương hiệu khác với chiến lược Marketing và chiến lược bán hàng.

Chiến lược marketing và chiến lược bán hàng là sự cụ thể hóa của chiến lược thương hiệu. Khái niệm này định nghĩa khá ngắn gọn nhưng trên thực tế, nội hàm và độ bao trùm của nó lại rất rộng, gần như bao quát tất cả mọi mặt của đời sống thương hiệu.
 

2. Vì sao cần phải xây dựng chiến lược thương hiệu?

Hiểu được vai trò của thương hiệu và chiến lược thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp, bạn sẽ biết được vì sao cần phải xây dựng chiến lược thương hiệu.

Theo khảo sát của Nielson

59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng.

Phải khẳng định rằng, thương hiệu là một loại tài sản vô giá của doanh nghiệp. Thứ tài sản này khi xây dựng thì rất khó khăn nhưng lại mang đến lợi ích thì khổng lồ nếu doanh nghiệp biết cách khai thác tối đa vai trò của nó.

Giá trị của thương hiệu đó tăng hay giảm, trường tồn hay lóe lên một lần rồi lụi tàn mãi mãi phụ thuộc tất cả vào cách mà người ta xây dựng những chiến lược để trì nó. Điều này hấp dẫn doanh nghiệp và cũng đặt ra trách nhiệm của những người quản lý phải làm thế nào để tạo dựng được sức mạnh của thương hiệu trước cuộc chiến không khoan nhượng trên thị trường.

Không phải ngẫu nhiên Biti’s - Thương hiệu giày Việt tưởng chừng đã rơi vào quên lãng suốt gần 2 thập kỷ qua hồi sinh mạnh mẽ như bây giờ. Việc cho ra mắt dòng sản phẩm Biti’s Hunter cùng một chiến lược thương hiệu hoàn toàn khác biệt và đột phá được xem như cuộc cách mạng thay máu của thương hiệu sản phẩm giày “Nâng niu bàn chân Việt”.
 


Đây chắc chắn không phải là một “pha ăn may”, đội ngũ công ty đã có chiến lược thương hiệu xây dựng một  cách rất bài bản và có thể nói là cực kỳ thông minh để đưa thương hiệu lộn ngược dòng một cách đầy ngoạn mục. Thương hiệu được biết đến rộng rãi, sản phẩm được khẳng định, doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn trên thị trường cạnh tranh.
 

Mục đích của việc xây dựng các chiến lược thương hiệu thông minh đó là:

  • Định hướng cách thức hoạt động của doanh nghiệp một cách trôi chảy và đúng đắn.

  • Tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu khác, hướng tới chiếm lĩnh thị trường mục tiêu.

  • Xây dựng uy tín, tạo dựng niềm tin, định vị dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
     

Làm thế nào để xây dựng chiến lược thương hiệu thành công?

Sự thật là doanh nghiệp xây dựng chiến lược thương hiệu từ rất sớm. Thậm chí các kế hoạch đưa ra còn có trước khi thành lập doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp lớn có hẳn một bộ phận chuyên trách công việc xây dựng các chiến lược thương hiệu này.

Chiến lược thương hiệu không phải bao giờ cũng thành công ngay từ bước đầu tiên và không phải chiến lược nào cũng phù hợp với tất cả thương hiệu. Nhiều thương hiệu lớn đã phải trầy trật trong việc áp dụng những chiến lược trong thực tế đến vài năm, thậm chí là vài chục năm mới đạt được thành công như hiện tại.


Vì vậy, để giúp bạn kiểm soát được điều mà nhiều nhà tiếp thị cho là “nghệ thuật và khoa học” trong kinh doanh, một số những “mắt xích “quan trọng cho một chiến lược thương hiệu toàn diện để giúp doanh nghiệp tạo khác biệt dưới đây mà bạn cần lưu tâm đến.
 

Xây dựng chiến lược thương hiệu trong thời đại công nghệ số

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng và cải tiến từng ngày. Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích từ các phương thức xây dựng thương hiệu truyền thông nhưng cũng không thể phủ nhận là so với thời đại hiện này thì nó đã cũ kỹ và lỗi thời rồi.

 

Do đó, cần thiết phải xây dựng chiến lược thương hiệu mới, cách tân, táo bạo hơn và hiện đại hơn. Trong kỷ nguyên của internet và nền tảng mạng xã hội, những nội dung phát triển dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược thương hiệu thành công:

  • Nâng cao trải nghiệm của khách hàng Online (giao diện website).

  • SEO & Content marketing.

  • Marketing online

  • Email marketing.

  • SEM (PPC).
     

Những tiêu chí tạo nên một chiến lược thương hiệu mạnh

1. Mục tiêu chi tiết, cụ thể

Allen Adamson, giám đốc khu vực Bắc Mỹ của Landor Associates chia sẻ rằng ““Tất cả các thương hiệu đều hấp dẫn, thu hút, nhưng trong một thị trường mà sự tự tin của người tiêu dùng thấp và mức độ cảnh giác cao về tài chính, nếu chỉ dừng lại ở việc đưa ra lời hứa thương hiệu sẽ khó mà tách biệt với những đối thủ còn lại, điều kiện đủ là cần xác định được một sứ mệnh rõ ràng”.

Một sứ mệnh rõ ràng, một mục tiêu cụ thể bao giờ cũng có sức nặng và giá trị hơn trăm lời nói suông. Và chính nó là yếu tố kích thích sự sáng tạo và đổi mới trong chiến lược thương hiệu. Nếu được hãy khiến nó khác biệt và sâu sắc nhất có thể.


Sự thành công của IKEA chính là một minh chứng cho việc một sứ mệnh rõ ràng có vai trò quan trọng như thể nào với chiến lược thương hiệu. Tầm nhìn của IKEA không chỉ bán đồ nội thất, mà còn để “tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày” cho mọi người. Với cam kết cung cấp giá trị vượt ra ngoài những thứ họ đang bán này,  cách tiếp cận của IKEA đã hấp dẫn khách hàng tiềm năng tin tưởng vào sự tử tế của thương hiệu.
 

2. Cảm xúc

Cảm xúc chi phối đến hơn một nửa quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Thường chúng ta mua một món hàn vì thích nó nhiều hơn là vì mình cần nó bởi sản phẩm mà chúng ta cần có rất nhiều nhưng cảm xúc yêu thích không không phải với sản phẩm nào cũng có. Kim tự tháp Maslow về các nhu cầu cơ bản của con người cũng chỉ ra rằng nhu cầu giao lưu tình cảm, giao lưu hội nhóm nằm ở vị trí giữa tháp.

Chính vì vậy, các chiến lược thương hiệu cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ về mặt cảm xúc với khách hàng. Bạn có từng thắc mắc tại sao các sản phẩm Iphone của Apple mỗi khi ra mắt dù gây nhiều tranh cãi nhưng vẫn “cháy hàng” không? Các tín đồ Apple mua Iphone không hẳn là vì các tính năng của nó mà là mua sự yêu thích thông qua những trải nghiệm cảm xúc tích cực với thương hiệu.

 

3. Tính nhất quán

Tính nhất quán được thể hiện ở sự đồng bộ trong thiết kế thương hiệu và phối hợp nhịp nhàng của các hoạt động truyền thông và phát triển thương hiệu. Một thương hiệu khi nhìn vào đó người xem không nhận thấy được sự đồng đều và gắn kết thì thật khó để cho thương hiệu đó một điểm số cao dù các mặt riêng lẻ có làm tốt đến đâu.
 


Chìa khóa để tạo sự nhất quán trong chiến lược thương hiệu là tránh nói về những chủ đề không liên quan hoặc không có khả năng nâng tầm thương hiệu.

Trong dàn hợp xướng các nhạc công mỗi người chơi một nhịp, một phách thì bản nhạc đó từ tuyệt phẩm lại trở nên rất khó nghe. Người nhạc trưởng lúc đó cần tinh ý nhận ra và kịp thời điều chỉnh, loại ngay những tay nhạc công tích cực nhưng chơi không đúng nhạc.

Chẳng hạn như website công ty có màu chủ đạo là màu vàng trắng mà bạn đăng một thư mời có nền màu xanh dương lên là đã khiến người xem cảm thấy mất đi sự nhất quán rồi dù đó chỉ là một chi tiết rất nhỏ.

 

4. Phương tiện thể hiện

Chiến lược thương hiệu đúng cũng không thể phát huy tác dụng nếu không có phương tiện thể hiện phù hợp và thông minh. Công cụ hữu hiệu nhất để truyền tải  chính là ngôn ngữ diễn đạt trong bài viết quảng cáo, các ấn phẩm truyền thông - bài viết PR hay những status trên trang mạng xã hội.
 


Những công cụ này vốn của hoạt động Branding Content nhưng sẽ mất định hướng và tốn kém chi phí nếu thiếu đi sự định hướng và chuẩn đánh giá của chiến lược thương hiệu.

Để một con tàu ra khơi không thể thiếu đi hai yếu tố cốt lõi là bánh lái và người thuyền trưởng tài ba để con tàu cần biết chạy về đâu và cách thức lèo lái vượt giông bão về đích.

Trong xây dựng thương hiệu cũng tương tự như vậy. Bánh lái ở đây chính là chiến lược thương hiệu còn người thuyền trưởng chính là người quản trị chiến lược. Xây dựng chiến lược thương hiệu chính là nghệ thuật của người quản trị tài ba.

 

By: Thanh Xuân

Tin tức khác
Hãy để GoldIdea gia tăng sức hấp dẫn & lan tỏa thương hiệu của bạn
Hãy để GoldIdea gia tăng sức hấp dẫn & lan tỏa thương hiệu của bạn
Liên hệ ngay
Hoặc gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí
0904742898  -  0904100479
Về chúng tôi
Phương châm làm việc luôn
có trách nhiệm trong từng dự
án và nỗ lực từng ngày để việc
kinh doanh của khách hàng tốt hơn
Goldidea Hà Nội
Tầng 6, Tòa nhà MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0904100479
Hotline: 0904742898
Khu Vực Dịch Vụ
Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Biên Hòa (Đồng Nai), Nha Trang (Khánh Hòa), Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh (Nghệ An).
Hãy để GoldIdea gia tăng lan tỏa thương hiệu của bạn
Hãy để GoldIdea gia tăng lan tỏa thương hiệu của bạn
Goldidea Hà Nội:
 Tầng 6, Tòa nhà MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0904 742 898
Hotline: 0904 100 479
Email: info@goldidea.com.vn