Marketing là khái niệm xuất hiện không lâu nhưng gây nên nhiều biến cải trong đời sống hiện nay. Doanh nghiệp nào cũng cần đến phòng ban marketing để vận hành bộ máy kinh doanh. Nhưng khái niệm cơ bản nhất marketing là gì thì không phải ai cũng hiểu được chính xác. Trong bài viết viết hôm nay Goldidea sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức tổng quan về marketing. Hy vọng sẽ giúp ích được những ai đang tìm kiếm một chiếc lược marketing hoàn hảo.
Từ khi ra đời cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm về marketing khai thác từ những điểm nhìn và cách tiếp cận khác nhau, trong đó có những định nghĩa rất nổi bật như:
Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: "Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm (concept), hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ (exchanges/marketing offerings) có khả năng thỏa mãn nhu câu các cá nhân hoặc tổ chức nhất định".
Theo Philip Kotler - Người được mệnh danh là “ông tổ của marketing hiện đại”: "Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra"
Theo Viện Marketing Anh quốc-UK Chartered Institute of Marketing: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.”
Theo I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu về Marketing của Liên Hiệp Quốc: “Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng.”
Tóm lại, bạn có thể hiểu một cách đơn giản về marketing như sau: Marketing là một quy trình làm việc với thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thu hút họ dành sự quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Marketing xuất hiện tại tất cả các giai đoạn, từ hình thành và phát triển sản phẩm, phân phối, bán hàng, quảng bá sản phẩm tới công chúng và chăm sóc khách sau mua hàng.
Sự ra đời của marketing gắn liền với hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của con người. Khi sự cạnh tranh càng gay gắt thì marketing càng hoàn thiện và phát triển.
Theo một số nghiên cứu thì thuật ngữ marketing xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào những năm 1910. Vào năm 1930 thì marketing được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học mỹ. Và tới năm 1950 thì marketing hiện đại trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Trước đó vào thập niên 30 với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cạnh tranh trên thị trường hàng hóa diễn ra gay gắt hơn khiến cho tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi. Thực trạng cạnh tranh tự do giữa các công ty để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ đã phá vỡ cán cân giữa cung ứng hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng. Đỉnh điểm là khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 1929-1932 là một minh chứng cho sự hạn chế của loại hình Marketing truyền thống. Chính điều này đã tạo điều kiện ra đời cho ngành marketing hiện đại ngày nay.
Tiêu chí |
Marketing truyền thống |
Marketing hiện đại |
Mục tiêu sản xuất |
Bán cái mà nhà sản xuất có |
Bán cái mà khách hàng cần |
Đối tượng |
Sản phẩm |
Nhu cầu của khách hàng |
Phương tiện |
Bán hàng và quảng cáo offline |
Marketing mix |
Lợi nhuận |
Lợi nhuận có được thông qua khối lượng hàng hóa tiêu thụ |
Lợi nhuận có được thông qua việc thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng |
Sự so sánh trên chỉ mang tính chất tương đối. Về mặt lý luận và thực tiễn, marketing truyền thống là nền tảng cho sự phát triển của marketing hiện đại sau này. Và nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn sử dụng kết hợp cả marketing truyền thống lẫn marketing hiện đại để tối ưu nhất các phương pháp nhanh mang lại kết quả tốt.
Tối đa hóa khả năng tiêu thụ sản phẩm
Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Mang đến nhiều lựa chọn
Nâng cao chất lượng đời sống kinh tế - xã hội.
Chức năng chủ yếu của marketing là thu hút khách hàng mới và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ. Hoạt động marketing được triển khai với nhiệm vụ đi tìm cách trả lời cho các câu hỏi: khách hàng cần gì, cần khi nào, cần ở đâu và sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho nó? Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ này, người làm marketing sử dụng đến marketing mix với mô hình 4P nổi tiếng gồm :
Product (sản phẩm)
Price (giá)
Place (phân phối)
Promotion (khuếch trương, xúc tiến)
Marketing là giải pháp tổng thể và là công cụ đắc lực để quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Giống như hoa tiêu của con tàu, marketing đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo và giúp phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn một cách nhịp nhàng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường hiểu về thị trường và biết dựa vào nhu cầu của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
Marketing là sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Từ báo chí, TV thuở sơ khai cho tới Internet trong kỷ nguyên của Digital Marketing, marketing hiện đại sử dụng nhiều các kênh quảng bá khác nhau để truyền đạt thông điệp của mình tới đối tượng là các khách hàng mục tiêu. Nhờ vậy thông điệp được truyền tải tốt hơn và mục tiêu của doanh nghiệp đề ra cũng nhanh chóng được hoàn thành.
Marketing thường bị nhầm với sale và quảng cáo. Tuy nhiên những khái niệm này hoàn toàn không giống nhau. Sale, quảng cáo hay những gì đại loại vậy đều chỉ là những mắt xích nhỏ trong một hệ thống quy mô những công việc mà marketing phải đảm nhiệm
Có nhiều loại hình marketing được các doanh nghiệp sử dụng hiện nay, trong đó có một số loại hình marketing tiêu biểu như:
SEO là viết tắt của từ Search engine optimization có nghĩa là tối đa hóa công cụ tìm kiếm. Bạn có thể hiểu đơn giản phương pháp này hướng đến mục đích nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Facebook. Khi thương hiệu đứng đầu top tìm kiếm giá trị của thương hiệu sẽ được nâng cao hơn và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sự phát triển và phổ biến của internet tạo ra một môi trường tiếp thị mới cho doanh nghiệp đó là online marketing. Hình thức marketing này dựa trên các nền tảng mạng xã hội và số lượng người truy cập internet mỗi ngày để triển khai những chương trình quảng cáo phù hợp với từng nền tảng và từng đối tượng người sử dụng.
Blog ngày này không chỉ dành riêng cho cá nhân mà doanh nghiệp cũng có thể sử dụng blog để chia sẻ kiến thức, thông tin và quảng bá hình ảnh cho thương hiệu của mình. Thông qua blog doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ như thu hút khách hàng, khoanh vùng khách hàng mục tiêu và nuôi dưỡng sự quan tâm của khách hàng.
Với sự lan rộng của các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Tiktok...bạn hoàn toàn có thể mở rộng các kênh kết nối với khách hàng. Nếu bạn làm tốt ở loại hình marketing này thì thương hiệu cùng các sản phẩm/dịch vụ sẽ rất nhanh được biết đến.
Nhắc đến loại hình Social Media Marketing phải nhắc đến Tiki. Mặc dù Tiki không phải là thương hiệu tiên phong nhưng là thương hiệu rất thành công với việc vận dụng loại hình Social Media Marketing. Thông qua việc đầu tư mạnh mẽ vào các video quảng cáo hay chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội và cả truyền hình, các chiến dịch marketing của Tiki nhanh chóng cho thấy hiệu quả tốt và tăng khả năng viral cho các sản phẩm của mình.
Mặc dù hình thức báo chí trực tuyến đang trở nên phổ biến nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn cho báo và tạp chí in ấn. Do đó bạn nên phát triển marketing trên các phương tiện đọc này để gia tăng sự thu hút của khách hàng và nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của khách hàng là gì.
SEM là viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing. Đây là hình thức tiếp thị đưa website lên đầu công cụ tìm kiếm thông qua hình thức trả phí là đấu thầu từ khóa. Mục đích chính của hình thức này vẫn là tăng khả năng hiển thị thương hiệu trên các trang tìm kiếm, thu hút và tiếp cận nhiều hơn với các đối tượng khách hàng. SEM hiện nay gồm có Google Ads, Google Display Network (GDN), Youtube Ads…
Hiện nay có tới 75% các thương hiệu trên thế giới sử dụng influencer marketing. Không thể phủ nhận rằng, những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn đến một nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Bạn có thể mời các ca sĩ, diễn viên, vlogger, streamer...phù hợp với hình ảnh của thương hiệu mình để xuất hiện trong các chương trình quảng cáo nhằm thu hút khách hàng.
Bạn cần một phương pháp xây dựng chiến lược marketing đúng đắn trước khi tìm kiếm một phương pháp, loại hình marketing phù hợp, quy trình đó bao gồm:
Mục tiêu bao gồm: Mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn
Nguồn lực bao gồm: Nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, danh tiếng doanh nghiệp…
Đặt và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi:
Ai là khách hàng mục tiêu
Nhu cầu của khách hàng là gì?
Thói quen mua sắm của họ là gì?
Marketing được ví như chiếc chìa khóa nắm giữ thành công trong nền kinh tế thị trường số hóa mới. Làm tốt marketing là bạn đã và đang tìm kiếm đúng hướng phát triển cho mình.