Thiết kế thương hiệu là nhu cầu đồng thời cũng là mục tiêu của hầu hết doanh nghiệp hiện nay. Hiểu đúng về quá trình thiết kế là cơ sở để tạo nên hình ảnh thương hiệu thành công. Vậy doanh nghiệp nên và không nên làm gì khi thiết kế thương hiệu?
Thiết kế thương hiệu chính là thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, xây dựng quy trình marketing từ các ấn phẩm truyền thông thực hiện đồng thời 2 chức năng, nhận diện và quảng cáo hình ảnh thương hiệu.
Nhiều người khi nhắc đến thiết kế thương hiệu thường nghĩ đến logo và slogan. Logo và slogan là hai thành tố quan trọng nhưng bộ nhận diện thương hiệu phong phú hơn những gì bạn thường nghĩ về nó đấy. Ngoài slogan và logo là bộ nhận diện cốt lõi, còn có profile, catalogue, brochure, name card, poster, nhãn mác, bao bì. Các ấn phẩm này có sự liên kết chặt chẽ và độc lập tương đối để tạo nên diện mạo hoàn hảo chất cho quá trình thiết kế thương hiệu.
Hiểu đúng và đủ về bản chất, vai trò của thiết kế thương hiệu
Xây dựng kế hoạch lâu dài
Đầu tư đồng bộ
Luôn nhấn mạnh cá tính thương hiệu
Đừng ngại thay đổi
Tạo ra giá trị nổi bật
Không có sự chuẩn bị tốt trước khi thiết kế
Không có kế hoạch ngay từ đầu
Thiếu sự liên kết giữa các bước thiết kế
Không có sự thống nhất về hình ảnh thương hiệu
Bỏ quên xu hướng thịnh hành
Sử dụng công cụ hỗ trợ thiếu chuyên nghiệp
Thương hiệu là một khái niệm có phạm trù tương đối rộng. Chính vì vậy, nếu không phải người có chuyên môn thì rất dễ có sự nhầm lẫn giữa các thuật ngữ liên quan đến đối tượng thương hiệu.
Định nghĩa về thương hiệu luôn có nhiều ý kiến xoay quanh khái niệm có sức hấp dẫn đặc biệt này. Thay vì tìm hiểu về những cách định nghĩa với chuyên môn cao, bạn có thể hiểu đơn giản rằng, thương hiệu là những liên tưởng khác biệt (có tính chất) lý tính hoặc cảm tính trong tâm trí khách hàng về một công ty hoặc một sản phẩm cụ thể, là dấu hiệu phân biệt và nhận biết thương hiệu giữa các đối thủ trên thị trường.
Xây dựng thương hiệu là tổng hợp các phương pháp marketing và truyền thông để giúp phân biệt một công ty hoặc sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh, với mục đích là để tạo ra ấn tượng dài lâu trong tâm trí của khách hàng. Các thành tố chính tạo ra một thương hiệu đầy đủ bao gồm bản sắc thương hiệu, truyền tải thương hiệu (ví dụ như thông qua logo và nhãn hiệu), nhận thức thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu và các chiến lược xây dựng và quản trị thương hiệu khác.
Những thuộc tính - lý tưởng nhất là mang tính tích cực - mà mọi người nghĩ tới khi họ nghe hoặc nhìn tên một thương hiệu nào đó. Ví dụ, hầu hết mọi người cảm thấy an toàn khi nghĩ đến Volvo. Sự an toàn chính là "brand association" của Volvo.
Là một từ hay một cụm từ mà qua đó một công ty hoặc một sản phẩm được biết đến. Một tên thương hiệu hiệu quả luôn đưa ra ấn tượng ban đầu tốt và gợi lên những liên tưởng tốt.
Là những ý nghĩa gợi cảm xúc của một thương hiệu. Các công ty thường sử dụng nó như một đại diện, ví dụ LOreal dùng hình ảnh của Cindy Crawford; một con vật, như con chó nhỏ Taco Bell, hay một vật thể bất động như đá của Rock of Gibraltar được công ty bảo hiểm Prudential sử dụng để đem đến cho sản phẩm của họ những tính cách đáng mơ ước - trong những ví dụ này, sự quyến rũ, đáng yêu hoặc sự tin cậy/bền bỉ, được đề cao.
Trong xu thế hiện đại hóa hệ thống truyền thông thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu đang dần khẳng định vị trí quan trọng, trở thành trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên sẽ trở nên vô nghĩa nếu doanh nghiệp không biết cách phát huy tối đa hiệu quả của “kho báu” trong tay mình.
Tính nhất quán là điều kiện quan trọng để đánh giá chất lượng của bộ nhận diện thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu không thể hoàn hảo và quá trình xây dựng cũng không thể trọn vẹn nếu các thành tố trong bộ nhận diện rời rạc hoặc mâu thuẫn với nhau.
Tính nhất quán thể hiện xuyên suốt quá trình thực hiện truyền thông của doanh nghiệp. Thể hiện ở tính logic về nội dung và sự thống nhất về mặt hình thức thể hiện.
Nhìn vào bộ nhận diện của KFC - hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất nhì thế giới có thể thấy được điều này. Màu đỏ và logo “ông già KFC” xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cửa hàng, từ khay đựng đồ ăn, đĩa, nĩa, khăn giấy, hóa đơn, bàn ghế đều có sự xuất hiện của những dấu hiệu đại diện cho hình ảnh thương hiệu. Đó là lý do tại sao dù nhiều đối thủ xuất hiện trên thị trường nhưng nhắc đến màu đỏ, KFC là cái tên đầu tiên được nhắc đến.
Bộ nhận diện thương hiệu là sự tập hợp của nhiều ấn phẩm truyền thông. Mỗi ấn phẩm được xem như một thành tố, tuy phong phú về số lượng nhưng giữa các thành tố này phải có sự liên kết với nhau về cả nội dung lẫn hình thức thể hiện, hỗ trợ tốt nhất cho nhau trong quá trình quảng bá thương hiệu.
Bất kỳ một dấu hiệu “đi lạc” nào đều có khả năng dẫn đến sợ đổ vỡ của cả một công trình. Do vậy, không thể chấp nhận sự thiếu liên kết giữa các ấn phẩm trong bộ nhận diện thương hiệu.
Mặc dù các ấn phẩm trong bộ nhận diện thương hiệu có thể hỗ trợ cho nhau những để thay thế hoàn toàn nhau là điều không thể. Mỗi ấn phẩm đảm nhận một vai trò riêng, một vị trí nhất định trong hệ thống nhận diện, không thể nhầm lẫn hoặc kết hợp tùy tiện các ấn phẩm. Nhiều người có sự nhầm lẫn giữa brochure, catalogue và profile nhưng 3 ấn phẩm này có đặc điểm và chức năng khác nhau.
Nếu brochure quảng cáo sản phẩm, sự kiện dưới dạng tờ gấp thì catalogue lại thực hiện quảng cáo dưới dạng cuốn sách nhỏ như tờ tạp chí. Profile không chịu trách nhiệm về sản phẩm hay dịch vụ, profile trọng tâm giới thiệu về thông tin doanh nghiệp, về quá trình hình thành và sứ mệnh kinh doanh.
Công ty Thiết kế & Sáng tạo Thương Hiệu Goldidea
► VP HÀ NỘI: P.307, Nhà A2, Nguyễn Cơ Thạch, KĐT Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0904 742 898 / 0904 100 479
► VP HCM: Lầu 3-4 Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Hotline: 0866 568 358
Website: https://goldidea.vn