Quy trình 5 bước sáng tác Slogan

Nhiều người lầm tưởng là sáng tác câu Slogan dễ như viết nhãn vở, vỏn vẹn có vài từ, viết ra trong vài phút. Nhưng thật sự thì những người Copywriter phải ngửa cổ khô mép mới vắt ra được mấy từ đó. Và thường là cần nguyên một team Support.

Bởi vì Slogan không phải một là câu nói hay, dễ đọc và có vẻ liên quan đến sản phẩm mà nhất thời bạn nghĩ ra. Từ sâu trong câu chữ, nó hàm chứa giá trị cốt lõi, tầm nhìn sứ mệnh và tính cách thương hiệu. Thế nên tạo ra được 1 câu slogan thúc đẩy mua hàng và lòng trung thành với thương hiệu, tốt nhất là tiến hành một cách bài bản và khoa học, chớ ham lên đồng muối xổi.
 
Chúng ta hãy đi từng bước một để hiểu sâu hơn Quy trình Sáng tác Slogan tại Goldidea nhé!
 
quy trình sáng tác slogan

 

BƯỚC 1: NGHIÊN CỨU THÔNG TIN CHUNG

Nghiên cứu là việc đầu tiên và quan trọng cho mọi việc. Các cụ bảo biết người biết ta thôi vẫn chưa đủ, đã Copywriter thì cần phải biết cả trên giời dưới biển:

  • Biết người: Thông tin về đối thủ, như là lợi thế cạnh tranh của họ, phong cáchh họ nhắm đến, list Slogan đã được sử dung, bản đồ định vị,...

  • Biết ta: Giá trị cốt lõi, định vị, chân dung khách hàng, đặc tính sản phẩm, tính cách thương hiệu, mong muốn của chủ doanh nghiệp,...

  • Biết trên giời: Lịch sử, xu hướng vận động của ngành hàng, tiềm năng trong tương lai,...

  • Biết dưới biển: Văn hóa vùng miền, văn hóa quốc gia, thêm một ít tư duy về hình ảnh,...

Tất cả những thông tin ở trên đều không thừa và đều quan trọng đế sử dụng lần lượt ở các bước phía dưới.
 

BƯỚC 2: LIỆT KÊ TỪ KHÓA VÀ CÁC TIÊU CHÍ NỘI DUNG

Đầu tiên hãy trả lời câu hỏi: Khách hàng sẽ liên tưởng đến âm thanh, hình ảnh gì và có cảm xúc như thế nào khi đọc Slogan của bạn ?

Nào, sử dụng thông tin nhóm 2 thôi. Bạn sẽ viết ra được một loạt danh từ và động từ dựa trên giá trị cốt lõi, định vị, chân dung khách hàng, đặ tính sản phẩm và một loạt tính từ dựa trên tính cách thương hiệu và mong muốn của doanh nghiệp.

Tiếp theo là xây dựng tiêu chí nội dung cho Slogan. Hãy xem lại định vị và các đặc tính của thương hiệu mình, từ đó đưa ra những tiêu chí phù hợp. Ví dụ, bạn sở hữu một thương hiệu mỹ phẩm dành cho tuổi teen, có thể đưa ra các tiêu chí: nội dung mang tính tích cực, vui vẻ, khuyến khích lối sống tự tin, năng động phóng khoáng.
 

BƯỚC 3: NÀO MÌNH CÙNG CHƠI GHÉP CHỮ

Công thức là: Ghép 2-3 từ khóa lại với nhau và đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí.

Hãy nhớ rằng, những từ khóa ở bước 2 chỉ là những từ mang tính định hướng cho liên tưởng của công chúng. Không nhất thiết phải đưa chính xác những từ đó vào câu Slogan của mình đâu. Miễn sao câu Slogan thể hiện được bao quát ý nghĩa, liên tưởng của từ khóa.

Cách chơi ghép chữ rất vui mà mình hay dùng là viết các từ khóa ra giấy note màu mè, dán đầy lên bảng rồi viết câu Slogan xung quanh nó. Một từ khóa chính thì sẽ có độ 3-4 câu nháp xung quanh. Hãy sử dụng các thông tin nhóm 3, 4 (trên giời và dưới biển) mà bạn có để vận công vắt chữ nhé.

Có thể sử dụng một số kiểu Slogan cơ bản sau để xây dựng các phương án slogan (Đây chỉ là cách mình chia nhóm tương đối, giúp bạn có thể dễ dàng học tập và áp dụng. Bởi 1 Slogan thường tích hợp nhiều tầng ngữ nghĩa và khó phân chia rạch ròi):

  • Kiểu thể hiện sứ mệnh/lời hứa: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, Thơm ngon đến giọt cuối cùng, Vươn cao Việt Nam, Nâng niu bàn chân Việt...

  • Kiểu tiền đề/nguyên nhân – kết quả: Dinh dưỡng xanh, sống an lành, Một người khỏe, hai người vui...

  • Kiểu định vị giá trị: Tinh hoa quà Việt, Vietnam - vẻ đẹp tiềm ẩn, Tuy bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn…

  • Kiểu thể hiện phong cách sống/quan điểm sống: Không gì không thể, Làm hết sức, chơi hết mình…

  • Kiểu khuyến khích, cổ vũ: Think different, Just do it, Hãy nói theo cách của bạn, Cười lên Việt Nam ơi…
     

BƯỚC 4: PHẪU THUẬT VÀ CHẤM ĐIỂM

Có danh sách Slogan sơ bộ rồi, bạn rà soát và chỉnh sửa lại cho câu từ mượt mà và ngắn gọn nhất có thể. Thông thường một câu slogan chỉ dài tối đa 6 âm tiết. Nếu bước 3 mình đầu tư vào ngữ nghĩa của slogan, thì bây giờ cần gọt giũa lại “hình thức”của câu slogan đó. Hình thức ở đây là từ ngữ, âm điệu, vần điệu. Hãy thử các từ đồng nghĩa để tạo ra những phiên bản hoàn hảo nhất.

Và đặc biệt, đây là lúc bạn quan tâm đến việc đọc câu Slogan lên như thế nào.

Đọc to slogan của bạn và xem cấu trúc âm thanh của nó đã hay ho nhất chưa.

Hãy thử nhớ lại slogan của Vinamilk: Vươn cao Việt Nam! Và slogan của Nike: Just do it! Bạn có nghe thấy như ai đó đang đọc 2 câu slogan với 2 ngữ điệu và phong thái hoàn toàn khác nhau trong đầu không?

Đó chính là điều mà chúng ta phải tính đến khi sáng tác slogan. Bước này có vẻ giống với việc sáng tác một bài hát và điều này hết sức quan trọng. Cách đặt các thanh bằng – trắc, cách ngắt nghỉ slogan tạo nên âm điệu. Âm điệu của slogan giúp thể hiện tính cách và tinh thần của thương hiệu một cách đáng ngạc nhiên.

Bạn có cảm nhận được một Vinamilk đầy chân thành tươi sáng và một Nike đầy mạnh mẽ phá cách qua âm điệu của họ không?

Chắc chắn là có. Và đó là điều tất cả chúng ta cần tạo ra cho Slogan của riêng mình.

Sau khi điều chỉnh xong toàn bộ những câu Slogan và có được thêm một danh sách nữa, hãy tạo một bảng để chấm điểm và lựa chọn Slogan. Các tiêu chí chấm điểm có thể linh hoạt, tuy nhiên, nó cần được xây dựng dựa trên những đặc điểm đặc trưng của ngành.
 

quy trinh sang tac slogan

Và những tiêu chí này được xây dựng dựa trên nhóm thông tin 1, 2 (biết người và biết ta) mà mình đã thu thập từ đầu đó.

Có thể kể ra một vài tiêu chí cơ bản nhất như: Ý nghĩa sâu sắc, mức độ dễ hiểu dễ nhớ, âm điệu hay, mức độ độc đáo, dễ dàng chuyển ngữ (dịch sang ngôn ngữ khác)… Sau khi chấm điểm, hãy chọn ra từ 5 – 8 phương án tốt nhất để lựa chọn.

Để đánh giá tốt nhất các phương án, hãy tham khảo các đồng nghiệp và khảo sát phản ứng từ chính công chúng của bạn.

 

BƯỚC 5: LỰA CHỌN CUỐI CÙNG

Trên thực tế, việc sáng tác Slogan phải luôn đi liền, thống nhất với chiến lược thương hiệu và kế hoạch kinh doanh dài hạn. Nên là song song với quá trình múa bút, bạn cần nghĩ đến những yếu tố khác như: Hệ thống nhận diện, hình ảnh, logo, nhạc hiệu… để xây dựng thương hiệu đồng bộ và tối ưu nhất.

Đồng thời, cần dự tính trước những ứng dụng, triển khai của Slogan trong chiến lược truyền thông sau này, để đưa ra định hướng sử dụng cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Kết hợp với bảng điểm từ bước 4 là bạn có thể lựa chọn được phiên bản hoàn hảo cho Slogan rồi!

Đấy, cày cuốc khổ sở thế mà khách còn chê ỏng chê eo, em ơi nó cứ sao sao, em ơi nó chưa hay lắm... Tóm lại là để cho thị trường quyết định. Cứ test tủng cẩn thận từ bước 4 thì khách có ỏng eo đến mấy cũng không lo.

Nếu bạn có bất cứ khó khăn nào cần chia sẻ, có bất cứ câu hỏi nào cần lắng nghe, hay cần trao đổi về ý tưởng thiết kế thương hiệu của mình...

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn dưới comment nhé!



 Công ty Thiết kế & Sáng tạo Thương Hiệu Goldidea
VP HÀ NỘI: P.307, Nhà A2, Nguyễn Cơ Thạch, KĐT Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0904 742 898 / 0904 100 479

VP HCM: Lầu 3-4 Indochina Park Tower, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Hotline: 0866 568 358
Website: https://goldidea.vn

Tin tức khác
Dự án tiêu biểu
Ý tưởng từ LÕI thương hiệu
Hãy để GoldIdea gia tăng sức hấp dẫn & lan tỏa thương hiệu của bạn
Hãy để GoldIdea gia tăng sức hấp dẫn & lan tỏa thương hiệu của bạn
Liên hệ ngay
Hoặc gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí
0904742898  -  0904100479
Về chúng tôi
Phương châm làm việc luôn
có trách nhiệm trong từng dự
án và nỗ lực từng ngày để việc
kinh doanh của khách hàng tốt hơn
Goldidea Hà Nội
Tầng 6, Tòa nhà MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0904100479
Hotline: 0904742898
Khu Vực Dịch Vụ
Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Biên Hòa (Đồng Nai), Nha Trang (Khánh Hòa), Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh (Nghệ An).
Hãy để GoldIdea gia tăng lan tỏa thương hiệu của bạn
Hãy để GoldIdea gia tăng lan tỏa thương hiệu của bạn
Goldidea Hà Nội:
 Tầng 6, Tòa nhà MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0904 742 898
Hotline: 0904 100 479
Email: info@goldidea.com.vn