Để thương hiệu trở nên phổ biến trên thị trường, doanh nghiệp buộc phải tăng khả năng nhận dạng của khách hàng. Vậy nhận dạng thương hiệu là gì? Bộ nhận dạng thương hiệu có vai trò như thế nào? Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu làm sao cho hiệu quả? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay của Goldidea.
Thương hiệu là tất cả những gì mà mọi người có thể nhận ra và suy nghĩ về doanh nghiệp bao gồm hình ảnh, tên tuổi, danh tiếng…
Nhận diện thương hiệu (tên tiếng Anh Brand Awareness) theo đó chính là tổng hợp hình thức và cách thức mà một thương hiệu thể hiện trước mặt khách hàng. Nói một cách khác, nhận diện thương hiệu là việc xây dựng những khía cạnh trực quan tạo thành một phần của thương hiệu, hiệu quả được đánh giá thông qua độ nhận diện thương hiệu. Trong đó độ nhận diện thương hiệu được hiểu là mức độ quen thuộc và khả năng ghi nhớ của khách hàng trọng tâm với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Vấn đề về nhận dạng thương hiệu xem chừng khá trừu tượng và “nhạy cảm” với các doanh nghiệp. Bởi lẽ nếu bạn thừa nhận rằng thương hiệu của bạn có độ nhận dạng công chúng không cao thì nó cùng đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn đang thất bại. Điều này ví như “lòng tự trọng” của mỗi doanh nghiệp. Nếu không muốn vậy buộc phải làm khác đi.
Thị trường ngày ngay cạnh tranh rất khốc liệt. Các thương hiệu mới liên tục ra đời cùng với sự phát triển của các thương hiệu đã có danh tiếng tạo nên sức ép không nhỏ cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong thời kỳ bắt đầu xây dựng sự nghiệp. Một thương hiệu có mức độ nhận diện thương hiệu cao sẽ được đánh giá cao hơn những thương hiệu khác. Đồng thời, sự nhận diện thương hiệu sẽ xây dựng nên sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu đó. Bởi lẽ theo nhiều kết quả khảo sát thì có đến hơn 70% người tiêu dùng mua hàng dựa vào danh tiếng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy hoạt động marketing. Nhận dạng thương hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định thành công của một chiến dịch Marketing, cũng như xác định “sức khỏe” của một thương hiệu.
Ví dụ như khi nhắc đến nước uống đóng chai giữa hàng trăm thương hiệu khác nhau nhưng Lavie vẫn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Đó chính là hiệu quả từ sức ảnh hưởng của danh tiếng thương hiệu. Chính vì Lavie đang làm rất tốt điều này nên khó ai có thể soán được danh tiếng trên thị trường hiện nay.
Bộ nhận diện thương hiệu là trung tâm của hoạt động nhận dạng thương hiệu. Nó được đánh giá là giải pháp tổng thể cho hoạt động nhận dạng thương hiệu nói riêng và chiến lược marketing nói chung. Bộ nhận diện thương hiệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng:
Tạo ra dấu hiệu nhất quán về thương hiệu thông qua sự liên kết của các dự án, ấn phẩm nhận diện. Các dự án, ấn phẩm trong bộ nhận diện như logo, slogan, profile, catalogue...đều được thiết kế thống nhất với nhau về cả hình thức lẫn nội dung. Do đó khách hàng có thể nhận diện thương hiệu một cách chính xác và nhanh chóng.
Coca Cola là ví dụ rất thành công cho việc xây dựng thương hiệu từ sự nhất quán. Trong suốt quá trình hoạt động của mình màu đỏ tươi cùng tinh thần vui, năng động, trẻ trung được thể hiện ở mọi nơi mà Coca Cola xuất hiện. Coca Cola làm tốt đến mức mà nhắc đến màu đỏ giữa vô vàn những thương hiệu khác người ta sẽ nghĩ ngay được đó là Coca Cola.
Giá trị thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp hình thành dựa trên những trải nghiệm của khách hàng và nhận thức của đội ngũ nhân viên về thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế tốt sẽ giúp khách hàng có những thiện cảm và ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Từ đó hình thành và bồi đắp nên giá trị thương hiệu. Thị trường hàng hóa, dịch vụ chưa bao giờ vắng bóng các đối thủ cạnh tranh, bộ nhận diện thương hiệu là dấu hiệu nhận biết, là giải pháp tích cực để tạo nên dấu ấn về doanh nghiệp. Sự chuyên nghiệp và vị thế của doanh nghiệp phải được thể hiện bằng một bộ nhận diện xứng tầm.
Nếu chỉ sử dụng lời nói để giới thiệu về sản phẩm thì rất khó để thuyết phục được khách hàng. Khách hàng yêu cầu cao hơn thế, họ cần có một công cụ trực quan hơn để có thể đánh giá chính xác thương hiệu. Đó là lý do mà chúng ta cần đến bộ nhận diện thương hiệu trong hoạt động bán hàng. Thông qua các ấn phẩm như profile, catalogue, brochure...khách hàng có thể chủ động tìm hiểu về thương hiệu, thúc đẩy họ đi đến quyết định mua hàng mà không cần có người bán ở bên.
Một bộ nhận diện thương hiệu chỉnh chu, hoàn chỉnh sẽ giúp thương hiệu được đánh giá cao hơn so với những đối thủ không thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hoặc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu yếu kém. Nhờ đó doanh nghiệp có thêm sự tin tin và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Văn hóa doanh nghiệp là sợi dây duy trì và níu giữ khách hàng. Apple là một công ty, thể hiện văn hóa doanh nghiệp và đạo đức doanh nghiệp mạnh mẽ thể hiện thông qua thái độ làm việc, các chương trình quảng cáo và sản phẩm khiến cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ cảm thấy như mình là một phần của thương hiệu. Chính văn hóa thương hiệu đã tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa khách hàng với doanh nghiệp, khiến cho thương hiệu ngày càng trở nên nổi tiếng hơn.
Khi bộ nhận diện thương hiệu đa thực hiện tốt nhiệm vụ thu hút và gia tăng nhận diện khách hàng thì bạn không cần chi thêm nhiều tiền vào chi phí cho các chương trình quảng cáo và khuyến mãi. Điều này rất có lợi với những doanh nghiệp eo hẹp trong ngân sách marketing.
Bộ nhận diện thương hiệu là tất cả những gì có thể tạo nên bản sắc và hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu. Yếu tố nhận diện thương hiệu mà chúng ta thường hay nghĩ đến đầu tiên chính là Logo và Slogan – vốn được xem linh hồn của một doanh nghiệp. Nhưng bộ nhận diện thương hiệu đa dạng và phong phú hơn những gì bạn nghĩ về nó đấy. Dựa vào mục đích sử dụng, người ta phân loại rất cụ thể, cơ bản nhất là:
-Logo
-Slogan
-Brandname
-Brand guideline
-Đồng phục
-Danh thiếp
-Hóa đơn
-Wedsite
-Standee
-Catalogue
-Brochure
-Poster
-Banner
-Bao bì
-Mẫu mã sản phẩm
-Biển quảng cáo
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu không hề dễ dàng bởi nó sẽ mất một khoảng thời gian và chi phí nhất định.
Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Thương hiệu là câu chuyện không chỉ của riêng doanh nghiệp. Sự thành bại của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và có sự tác động lại đến thị trường mà nó hoạt động. Vì vậy, đánh giá thị trường là sự chuẩn bị cần thiết. Doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm được những thay đổi từ thị trường, xu hướng nào bị thay đổi, trào lưu nào đang thịnh hành, thị trường đang thừa và đang thiếu điều gì, thị hiếu công chúng có điểm gì cần quan tâm…Đánh giá thị trường, chúng ta thực hiện đồng thời việc nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng. Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu đều hướng đến một nhóm khách hàng cụ thể. Vì vậy, để hệ thống nhận diện được đón nhận thì thao tác nghiên cứu khách hàng là cần thiết.
Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện lấy thương hiệu là đối tượng trung tâm và là giá trị nền tảng. Do đó, cần xác định được những vấn đề nổi bật về thương hiệu như: tiềm lực, mục tiêu, định hướng phát triển...Dựa đó, đưa ra những giải pháp và ý tưởng phù hợp để nhận diện thương hiệu thành công.
Xây dựng chiến lược cụ thể, rõ ràng được lập ra ngay từ đầu sẽ giúp quá trình thiết kế diễn ra thuận lợi và khoa học hơn. Một chiến lược thông minh là điều kiện để mang đến sự đột phá cho thương hiệu. Chiến lược mà doanh nghiệp xây dựng phải dựa trên nền tảng từ những giá trị nổi bật nhất về thương hiệu: Thuộc tính thương hiệu, văn hóa hương hiệu và lợi ích thương hiệu. Với mỗi doanh nghiệp khác nhau, sự thể hiện về doanh nghiệp là không giống nhau. Do vậy, cần tìm kiếm và làm nổi bật nhất những giá trị cốt lõi, điểm nhận dạng và phân biệt thương hiệu với những cái tên cạnh tranh khác.
Xây dựng chiến lược thương hiệu cũng bao gồm việc lên ý tưởng nền, lựa chọn chủ đề và concept thiết kế cơ bản, thông điệp chính thức và mục tiêu trước mắt và dài hạn của thiết kế thương hiệu.
Sau khi chốt mẫu concept, doanh nghiệp có thể tiến hành thiết kế tất cả các hạng mục trong bộ nhận diện. Bạn có thể tiến hành thiết kế đồng thời hoặc lần lượt các hạng mục. Trong quá trình thiết kế luôn có sự kiểm tra, đánh giá các ấn phẩm để chỉnh sửa kịp thời các vấn đề xảy ra, tránh lỗi sai của một hạng mục kéo theo cả hệ thống nhận diện suy yếu. Công việc thiết kế đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và chuyên môn cao, đừng ngại tham khảo ý kiến chuyên gia và hợp tác với đơn vị thi công chuyên nghiệp để có được hệ thống nhận diện hoàn hảo nhất.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là giải pháp mang đến sự an toàn khi doanh nghiệp công khai hoạt động trên thị trường. Khi đưa vào ứng dụng thực tế, các ấn phẩm trong hệ thống nhận diện cần được sử dụng đúng nơi, đúng thời điểm, tận dụng mọi cơ hội có thể để thương hiệu được biết đến nhiều hơn
Chú trọng vào tạo dựng thương hiệu và đầu tư xứng đáng cho thiết kế thương hiệu là bí quyết thành công của rất nhiều các doanh nghiệp trên thế giới. Đây quả thực là giải pháp hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển lâu dài đều cần.