Có một sự thật là hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng Kols trong các chương trình quảng cáo, sự kiện lớn của mình. Vậy Kols marketing là gì? Làm thế nào để phát huy tối đa các chiến lược kols marketing hiệu quả? Cùng Goldidea khám phá trong bài viết hôm nay nhé!
Cùng với sự phát triển của internet và mạng xã hội, sự xuất hiện ngày càng phổ biến của KOLs đã tạo nên những thay đổi tích cực và dần được biết đến như “quân át chủ bài” trong hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được bản chất, công dụng thực sự của Kol, hay đơn giản nhất là định nghĩa Kol là gì trong marketing.
KOLs hay KOL là tên viết tắt của cụm từ Key Opinion Leaders - “Nhà lãnh đạo quan điểm chính”. Đây là cụm từ thường dùng để chỉ những chuyên gia hoặc những nhân vật có tiếng nói và tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực, ngành nghề nhất định nào đó, thường được mời tham gia các chiến dịch truyền thông để tạo sức lan tỏa cho thương hiệu với công chúng.
Theo đó, KOL Marketing hiểu một cách đơn giản là hình thức quảng cáo thông qua phát ngôn của người nổi tiếng. Những nhân vật này có thể là các diễn viên, cầu thủ, vận động viên, ca sĩ, nhạc sĩ, MC, người mẫu, hot vlogger, hot blogger, hot streamer…Doanh nghiệp mời họ về quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ của mình, dựa vào mức độ nổi tiếng của họ để thương hiệu được tiếp cận đông đảo khách hàng hơn. KOL marketing là phép kết hợp hoàn hảo của marketing online và sự trải nghiệm thực tế của những người nổi tiếng.
Dựa vào tính chất ảnh hưởng và mức độ phủ sóng của KOL tới cộng đồng, người ta chia KOL thành 3 nhóm chính
Nhóm Celebrities
Nhóm Celebrities hay còn gọi là Celeb, VIP là nhóm người có độ nổi tiếng cao, được nhiều người yêu thích và biết đến. Do đó, hành động và lời nói của họ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến một nhóm đối tượng hay ngành nghề nhất định.
Nhóm Influencer
Nhóm Influencer là nhóm người có sức ảnh hưởng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của influencer lại hẹp hơn celeb, thường thì họ chỉ phổ biến trên mạng xã hội như các vlogger, streamer, blogger...
Nhóm Mass seeder
So với celeb hay influencer thì đối tượng ảnh hưởng của mass seeder thường là những nhóm khách hàng nhỏ lẻ. Họ viết những bài chia sẻ đánh giá khách quan về sản phẩm/dịch vụ để mọi người cùng đọc và biết đến. Ngoài ra họ cũng có thể PR bằng cách chia sẻ lại nội dung từ 2 nhóm trên.
KOL marketing là xu hướng quảng cáo rất được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay dựa vào mức độ phủ sóng mạnh mẽ của internet và số lượt người đăng ký và sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, TikTok...ngày càng gia tăng.
Không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp chấp nhận bỏ một khoản tiền tương đối lớn với nhiều điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng để cạnh tranh mời một nhân vật nổi tiếng phối hợp truyền thông. KOL marketing mang đến cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận nhiều hơn những gì mà doanh nghiệp bỏ ra, không chỉ về tiền bạc mà con về cả danh tiếng - thứ không thể dùng tiền mua được. Lợi ích của KOL marrketing có thể kể đến như:
KOL giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn Google ADS hay Facebook ADS bởi bản thân họ đã có một lượng và một đối tượng người theo dõi nhất định. Chẳng hạn như việc các nhãn hàng nước uống giải khát như Pepsi kết hợp với những KOLs như ca sĩ Isaac, Đông Nhi trong các chiến dịch quảng cáo bởi người hâm mộ của họ phần lớn là người trẻ mà đối tượng của sản phẩm lại hướng đến những người trẻ tuổi. Do đó, hiệu quả mang lại chắc chắn sẽ cao.
Theo kết quả khảo sát của Nielsen, có tới 92% khách hàng cho rằng họ tin tưởng lời khuyên sử dụng sản phẩm từ người nổi tiếng hơn so với khi bị tác động bởi các quảng cáo truyền thống. Điều này nhấn mạnh đến kết quả đạt được của một chiến dịch KOLs thành công. Việc những KOL trải nghiệm và đánh giá về chất lượng sẽ tăng thêm sự tin tưởng đối với người dùng trực tuyến và thúc đẩy hành vi mua hàng cao hơn.
Vì sao khách hàng lựa chọn tin tưởng vào các KOL? Bởi trước hết KOL là những những có sứ ảnh hưởng. Lời nói, chia sẻ của họ chắc chắn sẽ có sức nặng và uy tín hơn so với việc tự bản thân doanh nghiệp thực hiện một chương trình quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Khách hàng thường ít có cơ hội được tiếp cận thông tin đầy đủ về một loại hàng hay dịch vụ nào đó. Điều giá trị của một KOL, đó chính là tiếng nói của họ về một vấn đề có sự chính xác và giá trị tham khảo cao hơn. Do vậy, khách hàng đặt niềm tin vào những người nổi tiếng mà mình yêu thích.
Lấy ví dụ như một nhà hàng mở ra rất bình thường và chẳng mấy ai quan tâm cho đến khi có một nhân vật nổi tiếng nào đó là ca sĩ, diễn viên hay food blogger đến ăn và review, check in trên trang cá nhân thì rất nhanh chóng khách hàng sẽ tìm đến nhà hàng đó để được “có chung trải nghiệm” với người nổi tiếng. Vậy là không cần mất nhiều công sức quảng cáo mỗi ngày trên nhiều kênh thông tin tốn kém mà thương hiệu vẫn được khách hàng biết tới. Đó chính là lợi ích của KOL marketing.
Rất khó để một thương hiệu mới có thể được biết đến nếu không có một chiến lược marketing hiệu quả. Trong thị trường Online Marketing với vô vàn các đối thủ cạnh tranh khác nhau như hiện nay, những thương hiệu sử dụng những phương thức quảng bá như KOL marketing sẽ có ưu thế hơn bởi những đánh giá, nhận định từ các KOL sẽ giúp cho thương hiệu lan tỏa ưu điểm, trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng.
Thường thì những thương hiệu lớn sẽ rất ít khi chỉ kết hợp với 1 KOL mà nhiều KOL để tăng hiệu quả cho chiến dịch truyền thông của mình. Bởi lẽ KOL marketing không dành cho riêng bất cứ ai, ai nhanh tay, ai biết cách tận dụng sẽ là người giành được chiến thắng trong cuộc chiến cạnh tranh thương hiệu. Điều đó giải thích vì sao, chỉ một sự kiện ra mắt xe mà Vinfast mời đến hơn trăm KOL cùng tham dự.
Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động tiếp thị chính là doanh số và lợi nhuận thu về. Sử dụng KOL hiệu quả trong các campaign mang tính chất “push trend” cho thương hiệu trên các mạng xã hội trong khoảng thời gian ngắn sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh thời gian hoàn thành mục tiêu KPI đề ra, sự tương tác với khách hàng và những đơn hàng mới cũng gia tăng.
KOLs và Influencer đều chỉ những cá nhân sử dụng mức độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng của mình để tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng khiến cho nhiều người có sự đánh đồng hoặc nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì 2 khái niệm này có nhiều điểm khác nhau
Về mặt chuyên môn
KOL phải là người có chuyên môn cao về một hay nhiều lĩnh vực nào đó, giống như một chuyên gia vậy. Ở họ có sự am hiểu nên lời nói có uy tín cao hơn.
Influencer không nhất thiết kế yếu tố chuyên môn, chỉ cần họ hoạt động tích cực trên mạng xã hội và nhận được lượt tương tác cao từ người xem là được. Do đó lời nói của influencer nếu làm không khéo sẽ không tạo được lòng tin.
Cách thức tiếp cận
KOL xuất từ offline, thường được biết đến với năng lực chuyên môn và kỹ năng giỏi trong thực tế đời sống như nhà báo, nhà văn, MC, diễn giả, cầu thủ…
Influencer xuất phát từ online, hoạt động sôi nổi trên các trang mạng xã hội, ảnh hưởng đến người xem cũng qua các trang mạng xã hội là chính.
Mức độ ảnh hưởng
So với KOL, influencer thu hút được rất nhiều người tiếp và thường xuyên theo dõi hoạt động của mình hơn nhưng giá trị tham khảo của KOL lại cao hơn. Nếu doanh nghiệp muốn nghiêm túc quảng cáo lâu dài và chuyên sâu về sản phẩm/dịch vụ của mình thì có cần đến ý kiến của KOL thay vì influencer bởi sức nặng trong ý kiến của các KOL tốt hơn.
Không phải KOLs nào cũng phù hợp với thương hiệu của bạn. Chẳng hạn như để một đầu bếp nổi tiếng quảng cáo cho sản phẩm làm đẹp thì không thực sự hiệu quả bởi khách hàng sẽ nghi ngờ về tính chuyên môn. Một số nguyên tắc dưới đây bạn nên lưu ý để lựa chọn KOLs mang lại hiệu quả tốt nhất.
KOL phù hợp với lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp muốn quảng bá
Tính chuyên môn của KOL marketing luôn được đánh giá cao bởi các KOL thực hiện đều là những chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Bởi vậy, bạn hãy xem xét đến sự tương thích và phù hợp của KOL với lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình. Một travel blogger quảng cáo cho dịch vụ nghỉ dưỡng tại khách sạn rất thuyết phục nhưng nếu travel blogger đó quảng cáo cho sản phẩm thuốc thì sẽ khiến người xem nghi ngờ ngay.
KOL có lượng người hâm mộ phù hợp với đối tượng mục tiêu của chiến dịch marketing
Mỗi một KOL có một đối tượng người hâm mộ chủ yếu riêng. Do đó bạn nên lựa chọn những KOL có đối tượng người hâm mộ phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu và chiến dịch marketing hướng đến để tăng hiệu quả nhận diện và tiếp cận.
KOL có hình ảnh và phong cách sống phù hợp với thương hiệu
Những KOL có đời sống chuẩn mực, nghiêm túc và thành công sẽ gây được sự chú ý và ảnh hưởng với công chúng tốt hơn. Với những người nổi tiếng nhiều thị phi đời tư thì thương hiệu của bạn có thể bị ảnh hưởng.
KOL marketing là chiếc chìa khóa thành công trong marketing hiện đại. Nếu bạn biết cách sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả thành công sẽ đến rất nhanh.