Câu chuyện cũ giữa kem Wall's của Unilever và công ty CP Kinh Đô, Việt Nam
Khi thời điểm 2003, thông tin kem Wall’s chuyển nhượng thương hiệu cho công ty Kido của Việt Nam, mọi người đều tin vào tin tức đó nhưng thực sự nội bộ, kem Wall’s đang có mối quan hệ công ty nhượng quyền và công ty mời nhượng quyền.
Trong khi Unilever bỏ ra sự đầu tư để xây dựng thương hiệu trên thị trường Việt Nam, Unilever sau khi thực hiện mọi thủ tục chuyển nhượng lại cho công ty Kido, Kido được thừa hưởng khá nhiều từ họ, từ mọi cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, kinh doanh và thương hiệu.
Trước khi nhượng quyền cho Kido, hãng kem Wall’s đã đầu tư rất nhiều tiền cho sản xuất kem với sự đa dạng loại kem và khẩu vị khác nhau. Bên cạnh đó, các hoạt động marketing cho sản phẩm cũng được lên kế hoạch và thực hiện như chương trình trò chơi trúng thưởng với việc in trên que các giải thưởng và càng thu thập nhiều càng có cơ hội trúng giải.
Đó là khoảng thời gian dài, kem Wall’s có độ phủ sóng rộng rãi bởi sự xây dựng và phát triển các đại lý, các kênh phân phối và thực hiện các hoạt động mua bán của người tiêu dùng bằng chương trình marketing.
Tuy nhiên, viễn cảnh và thực tại khác nhau, kem Wall’s dù đã chiếm lĩnh thị trường tới hơn 50% nhưng doanh thu thu về vẫn không thể khiến họ tăng trưởng hơn. Lý do tại sao? Bởi thị trường tiêu dùng của người Việt Nam thời điểm đó, chưa có nhu cầu ăn kem “cao cấp”, hương vị cũng chưa hợp với người Việt Nam, hương vị Capuchino thực sự không hợp khẩu vị của người tiêu dùng.
Trong tình hình như vậy, công ty cổ phần Kinh Đô đã nắm bắt được cơ hội, kem Wall’s của Unilever được chuyển nhượng lại cho Kido. Từ đây, thị trường kem Việt Nam có những thay đổi lớn.
Sau 5 năm (2003 - 2008) hợp đồng kí kết chuyển nhượng giữa Unilever và công ty cổ phần Kinh Đô, kem Wall's đã quy trở lại thị trường Việt Nam