Khi tìm hiểu một thương hiệu, khách hàng không chỉ quan tâm đến dấu hiệu nhận diện, doanh thu hay sản phẩm mà còn tò mò về câu chuyện thương hiệu đằng sau đó. Làm thế nào để nghệ thuật kể chuyện bằng tên thương hiệu tạo được sự hứng thú và hấp dẫn với khách hàng? Trong bài viết hôm nay, Goldidea sẽ chia sẻ với bạn những điều thú vị về vấn đề này!
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu - Margaret Wolfson thì kể chuyện là một trong những cách tốt nhất khiến doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt. Chính vì vậy, các nhà điều hành luôn muốn ghi lại những trang sử đáng nhớ về thương hiệu thông qua những câu chuyện giàu cảm xúc.
Lịch sử thương hiệu không chỉ gói gọn trong đôi ba câu, chuyện kể về thương hiệu là cả một chân trời thú vị với những điều đáng để tự hào và lưu danh. Câu chuyện thương hiệu được hiểu đơn giản là những câu chuyện riêng về thương hiệu trong cả một quá trình gây dựng tên tuổi từ những ngày còn non xanh cho đến khi đơm hoa, kết trái như ngày nay.
Một câu chuyện hay, ý nghĩa có giá trị tinh thần rất lớn với chính bản thân những người làm thương hiệu, nhân viên và cả khách hàng tin tưởng đồng hành nhiều năm.
Một nghiên cứu về tính khoa học của kể chuyện của Neil Patel đăng trên KISSmetrics cho thấy phản ứng của não bộ con người với sự mô tả đến từ câu chuyện rất tích cực, thậm chí là theo cách rất sâu sắc, kể cả cảm xúc và vận động.
Khi đọc hoặc lắng nghe một câu chuyện, người nghe dường như được cảm nhận một trải nghiệm đã qua và đồng cảm với chủ thể của câu chuyện đó. Điều này có ý nghĩa rất đặc biệt để thu hút khách hàng, tạo được niềm tin và lòng trung thành của họ bởi người mua thường bị chi phối bởi cảm giác nhiều hơn là lý trí.
Do đó, thương hiệu nào có nghệ thuật điều khiển tâm lý khách hàng giỏi hơn thì thương hiệu đó giành phần ưu trong cuộc chiến cạnh tranh trên thị trường. Câu chuyện thương hiệu là một chiến thuật hiệu quả trong nghệ thuật kinh doanh đó.
Kể một câu chuyện thương hiệu (brand storytelling) cũng như kể một câu chuyện về tình yêu. Nó là công cụ digital marketing (tiếp thị trong kỷ nguyên số) hữu hiệu nhất mà tổ chức nào cũng có, đặc biệt hơn, nó rất hữu ích cho những thương hiệu có mục tiêu cần được chuyển tải, khi những mục tiêu đó còn hơn cả lợi nhuận.
Khách hàng và các nhà đầu tư khi tìm hiểu về thương hiệu đều đặt ra câu hỏi chung là “Thương hiệu của bạn là ai, hoạt động trong lĩnh vực gì?” hay “ thương hiệu bạn có thể kể cho chúng tôi nghe về một câu chuyện thú vị không?”. Lúc này nếu bạn trở nên lúng túng trong cách mở đầu cuộc giao tiếp thì việc kể một câu chuyện thương hiệu sẽ giúp giải quyết chuyện này.
Những nhà nhân chủng học thường cho rằng qua lịch sử hay những truyện kể là cách cơ bản nhất để lý giải sự tồn tại của thế giới và vị trí của con người trong vũ trụ. Thương hiệu cũng giống như vậy! Bản chất thương hiệu đã là những câu chuyện kể thú vị rồi.
Câu chuyện thương hiệu kể nghe giúp cho khách hàng biết được những thông tin cơ bản nhất về thương hiệu: Quá trình thành lập, những thử thách, cột mốc đáng nhớ và những thành quả tự hào.
“Sản phẩm có thể chết vì cạnh tranh hoặc lỗi mốt nhưng câu chuyện thương hiệu thì sống mãi”. Điều này thực sự rất đúng trong thực tế! Câu chuyện thương hiệu được kể với những nhân vật và sự kiện hoàn toàn có thật, thông qua cách diễn đạt khiến nó trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn với người đọc người nghe.
Một câu chuyện hay, cảm xúc đương nhiên sẽ khiến khách hàng cảm thấy ấn tượng, từ ấn tượng tốt đẹp ban đầu đó họ sẽ có hứng thú hơn với thương hiệu của bạn.
Nhắc đến Apple, bên cạnh những dòng smartphone thời thượng ngươi ta còn nhớ đến câu chuyện lập nghiệp và khát vọng sáng tạo của ông chủ của nó - Steve Job. Có ai biết rằng, thương hiệu đắt giá nhất hành tinh này xuất phát điểm ban đầu là garage tại nhà riêng.
Để có được cơ đồ khổng lồ như ngày hôm nay chính bản thân Steve Job đã từng thất bại nhiều lần, bị đuổi khỏi chính công ty mình dày công gây dựng rồi quay trở lại, sáng chế những chiếc điện thoại thông minh mở đường cho xu hướng sử dụng điện thoại kiểu mới của con người ngày nay.
Câu chuyện thương hiệu về ông chủ nhỏ với tham vọng lớn và những chiếc điện thoại gần gũi nhưng thực sự rất cảm xúc và ấn tượng với người nghe. Đó chính là hiệu quả của kể chuyện thương hiệu.
Mục tiêu cuối cùng của các phương pháp, chiến lược marketing chính là lợi nhuận. Với câu chuyện thương hiệu cũng không ngoại lệ. Điều làm cho những câu chuyện về thương hiệu quan trọng là bởi vì chúng chính là động lực đi đến quyết định mua hàng của người nghe.
Một câu chuyện càng hay và hấp dẫn khách hàng bao nhiêu thì sẽ càng tiếp thêm sức mạnh cho quá trình kinh doanh và thúc đẩy mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp bấy nhiêu.
Làm thế nào để thương hiệu có thể gần gũi và kết nối rộng lớn với nhiều khách hàng mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện. Và bạn có thể sử dụng câu chuyện thương hiệu để giải quyết bài toán khó này.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta thích nghe kể chuyện hơn là những lời giới thiệu dài dòng. Ngay bản thân thương hiệu nhìn từ một góc độ nào đó chính là những câu chuyện liên kết tất cả mọi người trong một tập đoàn với nhau và nối liền họ với khách hàng bên ngoài.
Một câu chuyện được kể dù có thực sự xuất sắc hay không đều tạo ra giá trị hoặc chí ít là những xúc cảm tốt giúp gắn kết khách hàng với thương hiệu của bạn.
Câu chuyện về thương hiệu chính là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa mọi người trong công ty với nhau. Sẽ là một điều rất tuyệt nếu các nhân viên đều biết và nằm lòng câu chuyện của thương hiệu mình. Mọi người sẽ cảm thấy tự hào về công ty của mình hơn, cũng cảm thấy gắn bó với đồng nghiệp và ý thức được trách nhiệm của mình.
Nhà sáng lập thương hiệu Virgin - Richard Branson từng nói: “Ngày nay, nếu bạn muốn là một nhà khởi nghiệp thành công, bạn cũng phải là một người kể chuyện giỏi”. Tuy nhiên để trở thành một người kể chuyện giỏi không phải là chuyện dễ dàng. Tham khảo 5 nguyên tắc để có câu chuyện thương hiệu dưới đây:
Câu chuyện cần có cốt truyện rõ ràng để định hướng nội dung và dẫn dắt cảm xúc của người đọc, người nghe. Nếu một câu chuyện không có cốt truyện giống như một cái ống rỗng ruột vậy, vô thưởng vô phạt, không đi được đến đâu.
Khi bắt đầu một câu chuyện kể về thương hiệu, bạn hãy tự trả lời một vài câu hỏi quan trọng như: Ai đang kể? Chuyện kể về gì? Thời gian và địa điểm ở đâu? Nooij dung cần truyền đạt là gì? Mục tiêu và sứ mệnh là gì? Những thách thức nào đang đối mặt?
Vì là câu chuyện kể về chính bản thân thương hiệu nên hãy cố gắng để chúng “mộc mạc” nhất có thể. Đừng cố gắng tô vẽ để câu chuyện trở nên màu mè không cần thiết. Cũng đừng sao chép để thương hiệu mình là bản sao của bất cứ ai, chính doanh nghiệp của bạn cũng đang có những điều rất tuyệt kia mà. Hãy kể về nó!
Câu chuyện thương hiệu về bản chất không phải là quảng cáo, cũng không phải là bán hàng mặc dù chúng thường được sử dụng để làm vậy. Câu chuyện thương hiệu nên được kể dựa trên chính tính cách của thương hiệu đó. Cá tính thúc đẩy câu chuyện, giúp người nghe có sự gần gũi và tin tưởng hơn vào thương hiệu.
Cảm xúc với bất cứ chiến lược marketing nào cũng quan trọng nhưng với câu chuyện thương hiệu lại càng quan trọng hơn. Bởi khách hàng chỉ có thể thấu hiểu được những điều mà bạn muốn nói nếu nó đủ sâu sắc và tinh tế để chạm đến trái tim của họ. Một câu chuyện khô khan không làm được thế! Nó sẽ khiến cho người đọc, người nghe cảm thấy bị hụt hẫng, không hứng thú.
Khi kể chuyện hãy cố gắng để nó thống nhất trên tất cả các phương tiện truyền thông của bạn. Khách hàng sẽ cảm thấy bối rối và nghi ngờ về tính xác thực nếu ở mỗi nơi câu chuyện thương hiệu của bạn lại được kể với nội dung khác nhau. Điều này thực sự rất tệ.
Bên cạnh đó bạn nên sử dụng các hình ảnh và yếu tố nhận diện liên quan đến thương hiệu. Việc lặp lại như vậy sẽ giúp xây dựng nhận thức khách hàng về thương hiệu của bạn.
Câu chuyện thương hiệu không chỉ được kể bằng văn bản hay lời nó mà còn có thể kể bằng hình ảnh hoặc video. Hãy sáng tạo một chút trong cách trình bày câu chuyện của bạn sẽ lôi cuốn hơn. Bên cạnh đó hãy để câu chuyện thương hiệu của bạn xuất hiện linh hoạt trên các phương tiện truyền thông như Facebook, Twitter, TikTok... để tối đa lợi ích từ nó.
Câu chuyện thương hiệu sẽ là công cụ tuyệt vời nếu bạn biết cách sử dụng nó. Hy vọng rằng với những chia sẻ từ Goldidea bạn sẽ tự tin với câu chuyện thương hiệu của riêng mình nhé!