Bạn hãy làm một bài khảo sát, thử quan sát một lượt hết 100 Logo trên thế giới và sau đó bạn cảm nhận được Logo nào còn đọng lại trong tâm trí bạn. Chắc chắn những logo bạn nhớ đến thường có thiết kế đơn giản bởi bản chất phần lớn tất cả Logo có thiết kế đơn giản sẽ dễ hiện diện và đọng lại trong tâm trí người dùng hơn là thiết kế phức tạp.
Nếu bạn muốn những yếu tố nhận diện thương hiệu của bạn có hiệu quả và được chú ý thì hãy truyển tải thông điệp công ty dưới cách nhận diện thương hiệu dễ nhớ nhất. Khi đó, khách hàng sẽ dễ nhớ đến bạn hơn, và cách tiếp cận khách hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhều.
Xu hướng thiết kế hiện nay thì các doanh nghiệp lớn thường hay chọn những kiểu logo đơn giản nhưng toát lên sự linh hoạt, sự kết hợp giữa text và biểu tượng đồ họa một cách hài hòa và độc đáo. Ngoài ra họ chỉ sử dụng 1 đến 2 màu để sử dụng màu thương hiệu của họ, điều đó sẽ tốt hơn rất nhiều khi phóng to hay thu nhỏ trên trình thiết bị di động, và khi hiện thị trên bao bì nếu chỉ hiện được đơn sắc trắng đen.
Khi nói đến màu sắc, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích rõ hơn màu nào sẽ được dùng nhiều nhất và sự quan trọng của màu sắc logo sẽ ảnh hưởng như thế nào cho xây dựng thương hiệu từ những bước đi đầu tiên. Có thể bạn chưa biết, màu xanh được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là màu đỏ và đứng thứ ba là màu đen. Điều đó tại sao lại ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn? Bởi tác động của màu sắc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng rất lớn đến hiệu quả chiến lược thương hiệu, ảnh hướng đến doanh thu của công ty. Hãy quyết định chính xác khi bạn bắt đầu thiết kế logo công ty cho bạn.
Sự đơn giản mà điều ai cũng biết được nhưng để thể hiện nó qua thiết kế logo thì chưa chắc ai cũng có thể làm được. Hãy làm cho Logo của bạn có sự sáng tạo, điểm nhấn, độc đáo nhưng nhìn không quá rối mắt. Điều đó sẽ làm cho logo của bạn linh hoạt hơn, dễ dàng nhận biết hơn và dễ nhớ hơn.
Xem thêm: MARKETING là gì? Tại sao marketing lại ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu
Chúng ta càng ngày nhận ra rằng, chúng ta đang sống giữa thời đại của Thương hiệu, tất cả chúng ta thấy từ bao bì, nhãn mác, bảng hiệu, sale-kit,... đều gắn thương hiệu. Điều đó càng ngày trở nên cạnh tranh hơn, khách hàng quan tâm nhiều đến thương hiệu uy tín, sự tin cậy, tin tưởng cao, cửa hàng trưng bày sản phẩm cho khách hàng, bảo mật của chúng ta trên các website thương hiệu an toàn hay không, hay đơn giản hơn chúng ta có được coi trọng không khi chúng ta đến thử dịch vụ, sản phẩm của họ. Tất cả những điều trên, đó chính là sự tin tưởng của khách hàng có được thu hút khi nhìn qua cách logo của một công ty thể hiện.
Nếu giữa hàng triệu thiết kế Logo ở trên thị trường, đủ tất cả logo từ “Thượng vàng” cho đến “hạ cám”, thì đâu là lối đi cho logo của công ty bạn để khách hàng thu hút và nhận được sự tin tưởng. Sự quan trọng của Logo ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược thương hiệu của bạn, có thể lúc trong quá khứ bạn rất phát triển, chiến lược thương hiệu của bạn đã đi đúng hướng. Nhưng, đó là quá khứ, lúc đó chưa có quá nhiều thương hiệu, sự cạnh tranh chưa có hoặc rất ít. Còn bây giờ, nơi mà thương hiệu mới mọc lên theo cấp số nhân, độ canh tranh trong lĩnh vực của bạn càng ngày càng gay gắt thì bắt buộc thương hiệu của bạn cần có sự đột phá.
Có một khái niệm về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, bạn đọc có thể tìm hiểu rõ thêm tại đây
Rất nhiều công ty đã cân nhắc việc làm lại hoặc đổi mới thương hiệu hoặc thậm chí thiết kế lại logo của công ty. Điều đó chắc chắn rằng công ty sẽ gặp rủi ro và khó khăn sắp tới nhưng bạn đừng quá lo lắng, hãy dự đoán hết tất cả trường hợp xấu nhất xảy ra và đưa ra sự chuẩn bị khăc phục. Ngược lại, nếu bạn biết thay đổi đúng lúc, đúng thời điểm thì điều đó sẽ mang lại thuận lợi rất nhều cho công ty bạn. Có thể chính là đòn bẩy đưa thương hiệu vươn lên cao, vượt qua khó khăn hiện tại, doanh thu đổ về rất nhiều đồng nghĩa với việc chiến lược của bạn thành công hơn mong đợi.
Xem thêm: Xây dựng thương hiệu phối hợp tốt với truyền thông marketing
Thương hiệu được công bố từ đầu tháng 8 năm 1981, là kênh truyền hình Mỹ có trụ sở tại New York. Ban đầu, mục tiêu chỉ là phát video ca nhạc của các máy chủ trên sóng được gọi là VJs. Bây giờ, MTV muốn hướng đến thanh thiếu nên và giới trẻ nhiều hơn, phát video về các show truyền hình thực tế, các chương trình văn hóa mới mẻ.
Lịch sử Logo
Logo cũ: Khi mới ra mắt với công chúng, Logo mang biểu tượng chứ M lớn, màu vàng với biểu tượng TV màu đỏ. Màu của logo MTV được thay đổi, áp các màu sắc và các hình ảnh khác nhau được điền vào trong khối kí tự lớn. Nhưng yếu tố cơ bản không thay đổi trong logo là hình dạng và tỷ lệ chung của logo, còn lại mọi thứ đều rất năng động
Logo mới - Cải tiến những điều mới mẻ: Sự thất bại của MTV đó là hầu như logo MTV không được nhận ra trong hơn ba thập kỷ. Tại thời điểm này, sự thay đổi lớn nhất đó là bỏ đi dòng chữ “Music Televison” phía dưới chứ M lớn và chữ V được sửa lại ngắn hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc MTV không còn tập trung về phát sóng video ca nhạc nữa
Sau khi bị phá sản, hãng Delta muốn gửi lời thông điệp đến với tất cả khách hàng và nhân viên của hãng rằng họ quay trở lại với một cách mới mẻ và tốt hơn rất nhiều. Lippincott cùng vói Delta cùng nhau hợp tác với mục đích muốn đưa Delta trở lại với hình ảnh phục hưng để lấy lại niềm tin từ khách hàng.
Lịch sử logo:
Logo cũ: Trong quá trình hoạt động, Delta đã thay đổi logo với 1 con số không hề nhỏ: 19 lần và thay đổi thương hiệu 2 lần. Điều đó làm cho hệ thống nhận diện thương hiệu của hãng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Logo mới: Biểu tượng logo mới của hãng Delta với màu sắc được phối hợp trong và có phần nhẹ hàng hơn, hãng chọn font sans-serif mang đến cái nhìn hiện đại hơn. Điều đặt biệt, biểu tượng ba chiều màu đỏ trong logo nói lên sự thay đổi của hãng hướng đến khách hàng với sự đánh giá đặc biệt.
Qua hai logo tiêu biểu trên đã giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về sự thay đổi cần thiết của thương hiệu. Jack-Ma đã nói rằng: “If we change the world, we change ourselves… Change the world is may be Obama’s job" nghĩa là "Nếu chúng ta muốn thay đổi thế giới, hãy thay đổi bản thân chúng ta trước. Thay đổi thế giới có lẽ là công việc của Obama”.
Vào năm 1977, Rob Janoff đã đưa ý tưởng cầu vồng của mình vào Logo khi ông còn làm việc tại cho công ty nghệ thuật Regis McKenna. Nếu bạn mong chờ phản hồi của Steve Jobs thì đó chính: “đừng làm trông nó dễ thương”. Sau đó có hai phương án được đưa ra, ông đã chọn phương án có viết cắn sẽ trông có cá tính hơn là không có viết cắn.
Milton Glaser, họa sĩ thiết kế đồ họa đã lấy cảm hứng sáng tạo logo từ một chiến dịch mang tên “Montreal, thành phố với trái tim”. Tác phẩm của ông được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật đương đại, thành phố New york.
Khi thiết kế ra logo, coca-cola tình cờ phát hiện ra trong bản thiết kế chữ “o” trông giống như lá cờ Đan Mạch, là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới. Sau đó Coca-cola đã tổ chức một chiến dịch quảng cáo ngay tại các sân bay Đan Mạch đi kèm với lá cờ của đất nươc này.
Thoạt nhìn bạn sẽ hình dung ra một chiếc mũ của Spartan, nhưng nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy hình ảnh của một tay gôn đang vung gậy.
Xem thêm các mẫu thiết kế tại đây
Công ty thiết kế Logo Thương hiệu Goldidea
► VP HÀ NỘI: P.307, Nhà A2, Nguyễn Cơ Thạch, KĐT Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội
► VP HCM: Lầu 2, 33 Giải Phóng, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Hotline: HN: 024.6650 7805 / 024.6681 8180 - HCM: 028.6656 8358